Triển lãm về đời sống người Sài Gòn - Chợ Lớn hơn 100 năm trước

26/04/2025
|
0 lượt xem
Giải Trí Mỹ Thuật Sân Khấu - Mỹ Thuật
Triển lãm về đời sống người Sài Gòn - Chợ Lớn hơn 100 năm trước

Đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong quyển Sài Gòn năm xưa, con đường nổi tiếng vì ở đầu đường - giáp bờ sông Sài Gòn - từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi (nên còn được gọi là Bến Ngự). Năm 1865, Đề đốc De La Grandière đặt tên đường là Catinat - theo tên một thống chế người Pháp. Đường tập trung những cơ sở thương mại, khách sạn, bưu điện đầu tiên của thành phố.

Bức ảnh được trưng bày ở triển lãm chủ đề Non sông liền một dải - được tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, do Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tổ chức tại TP HCM tổ chức, hôm 25/4. Một trong những nội dung chính của sự kiện là giới thiệu loạt ảnh tư liệu về cuộc sống, dấu ấn quy hoạch đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn - TP HCM gần 250 năm qua

Đường Catinat, nay là đường Đồng Khởi. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển trong quyển Sài Gòn năm xưa, con đường nổi tiếng vì ở đầu đường - giáp bờ sông Sài Gòn - từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi (nên còn được gọi là Bến Ngự). Năm 1865, Đề đốc De La Grandière đặt tên đường là Catinat - theo tên một thống chế người Pháp. Đường tập trung những cơ sở thương mại, khách sạn, bưu điện đầu tiên của thành phố.

Bức ảnh được trưng bày ở triển lãm chủ đề Non sông liền một dải - được tổ chức dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, do Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tổ chức tại TP HCM tổ chức, hôm 25/4. Một trong những nội dung chính của sự kiện là giới thiệu loạt ảnh tư liệu về cuộc sống, dấu ấn quy hoạch đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn - TP HCM gần 250 năm qua

Vòng xoay Đại lộ Bonnard (nay là đường Lê Lợi) và Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Phía xa là Dinh Xã Tây, nơi làm việc của hội đồng thành phố đương thời, sau này trở thành trụ sở UBND TP HCM.

Vòng xoay Đại lộ Bonnard (nay là đường Lê Lợi) và Charner (nay là đường Nguyễn Huệ). Phía xa là Dinh Xã Tây, nơi làm việc của hội đồng thành phố đương thời, sau này trở thành trụ sở UBND TP HCM.

Những người phu kéo xe bên cầu Ba Cẳng - công trình do người Pháp xây dựng, gắn với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa. Nhà văn Trương Đạm Thủy từng viết: "Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận, nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng". Năm 1990, sau gần 100 năm, cầu xuống cấp và bị sập.

Những người phu kéo xe bên cầu Ba Cẳng - công trình do người Pháp xây dựng, gắn với một phần lịch sử khu Chợ Lớn xưa. Nhà văn Trương Đạm Thủy từng viết: "Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận, nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức cầu Ba Cẳng". Năm 1990, sau gần 100 năm, cầu xuống cấp và bị sập.

Người mưu sinh trên đường La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng).

Người mưu sinh trên đường La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng).

Đường Pellerin, sau này được đổi tên thành Pasteur năm 1955. Năm 1975, đường đổi thành tên Nguyễn Thị Minh Khai nhưng đến năm 1991, UBND TP HCM quyết định sử dụng lại tên Pasteur.

Đường Pellerin, sau này được đổi tên thành Pasteur năm 1955. Năm 1975, đường đổi thành tên Nguyễn Thị Minh Khai nhưng đến năm 1991, UBND TP HCM quyết định sử dụng lại tên Pasteur.

Một góc đường ở Chợ Lớn. Khi người Pháp lập ranh, Chợ Lớn được xác định là khu vực phía quận 5, quận 6 ngày nay. Lúc đó, nơi này được gọi là "Ville de Chợ Lớn", tức chỉ nơi đô hội, mua bán sầm uất.

Một góc đường ở Chợ Lớn. Khi người Pháp lập ranh, Chợ Lớn được xác định là khu vực phía quận 5, quận 6 ngày nay. Lúc đó, nơi này được gọi là "Ville de Chợ Lớn", tức chỉ nơi đô hội, mua bán sầm uất.

Cuộc sống người dân dọc con kênh ở "Quai de Belgique" (Bến Bỉ Quốc), sau này đổi tên là Bến Chương Dương. Phía xa là cầu quay Khánh Hội, bắc qua kênh Bến Nghé, nằm cửa ngõ sông Sài Gòn.

Cuộc sống người dân dọc con kênh ở "Quai de Belgique" (Bến Bỉ Quốc), sau này đổi tên là Bến Chương Dương. Phía xa là cầu quay Khánh Hội, bắc qua kênh Bến Nghé, nằm cửa ngõ sông Sài Gòn.

Cầu quay Khánh Hội khi đó có thiết kế độc đáo, nhịp giữa có thể quay ngang để tàu thuyền qua lại dễ dàng.

Cầu quay Khánh Hội khi đó có thiết kế độc đáo, nhịp giữa có thể quay ngang để tàu thuyền qua lại dễ dàng.

Cầu Mống - một trong những cầu cổ xưa nhất của thành phố - nhìn từ xa. Công trình được thi công vào năm 1893-1894, do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và công ty Levallois Perret xây dựng. Cầu hiện là đường đi bộ, bắc qua kênh Tàu Hủ, nối quận 1 và quận 4.

Cầu Mống - một trong những cầu cổ xưa nhất của thành phố - nhìn từ xa. Công trình được thi công vào năm 1893-1894, do công ty vận chuyển hàng hải Pháp Messageries Maritimes đầu tư và công ty Levallois Perret xây dựng. Cầu hiện là đường đi bộ, bắc qua kênh Tàu Hủ, nối quận 1 và quận 4.

Sông Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính nhà văn Pháp Léon Ropion (1878-1955) - từng đến Sài Gòn năm 1925.

Sông Sài Gòn thập niên 1920 qua ống kính nhà văn Pháp Léon Ropion (1878-1955) - từng đến Sài Gòn năm 1925.

Hai bạn trẻ xem bản đồ hành chính xưa tại triển lãm.

Hai bạn trẻ xem bản đồ hành chính xưa tại triển lãm.

Mai Nhật Ảnh: Trung tâm lưu trữ quốc gia II cung cấp

Tin liên quan
Tin Nổi bật