Đọc nhiều ý kiến tranh luận về câu hỏi "nên cống hiến hay nhảy việc?", cá nhân tôi không đánh giá cao người làm ở một công ty tới hàng chục năm trời. Vì nói gì đi nữa, họ vẫn quá thích ổn định và không có nhiều va chạm với thực tế. Thế nên, nếu họ nghỉ ở công ty đó thì khả năng cao sẽ khó đáp ứng được nhu cầu thị trường - thứ luôn thay đổi từng ngày.
Nhưng mặt khác, tôi cũng không đánh giá quá cao những người cứ kiếm được chỗ khác trả lương cao hơn là nghỉ việc ngay ở công ty hiện tại. Nhớ lại, lúc bản thân chuyển sang làm ngành IT, tôi cũng chỉ là một thực tập sinh nên nhận về vỏn vẹn 3 triệu đồng trong hai tháng thử việc. Thế nhưng, sau đó, tôi được nhận vào chính thức với mức lương khởi điểm 8 triệu đồng.
Sáu tháng sau, công ty điều chuyển tôi sang làm dự án thuộc công ty mới được sáp nhập vào. Vị trí của tôi tại thời điểm đó chỉ có một mình tôi làm, và nó đúng ngay vào đợt công ty "review" công việc sáu tháng. Dù theo quy định, công ty không bắt buộc phải tăng lương ở đợt này, nhưng sau đó tôi vẫn được tăng lương lên 10 triệu đồng.
>> 'Bạn càng ngoan lương càng thấp, làm càng lâu càng dễ thất nghiệp'
Ba tháng sau, khi thấy bản thân đóng góp được nhiều hơn cho công ty, tôi gửi yêu cầu được tăng lương lên 15 triệu đồng (tăng 50%) và lập tức được ban lãnh đạo công ty chấp thuận. Rõ ràng, tôi chẳng cần nhảy việc, mà chỉ cần chứng minh được năng lực, cho thấy mức lương đang không đúng so với thị trường và đóng góp của bản thân cho công ty. Tôi đã đấu tranh cho quyền lợi của mình ở nơi hiện tại trước, thay vì chăm chăm nhảy việc để có lương cao hơn, và đã thành công.
Thế nên, phương châm làm việc của tôi luôn là làm hết sức mình và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng để không bao giờ phải hối tiếc cái gì. Nếu không thay đổi được gì nữa thì tôi mới nghĩ tới chuyện nhảy việc khác. Ở công ty hiện tại, sếp tôi (chủ công ty) có năng lực quản lý rất tốt, nên không bao giờ đòi hỏi nhân viên chúng tôi phải cống hiến cho công ty thế này thế nọ. Nhưng với tất cả những gì sếp đã xây dựng, mọi người trong công ty đều tự giác cống hiến, chẳng ai phải thốt ra câu "trả lương chừng nào thì làm chừng đó" cả. Như tôi, mỗi khi trống việc tôi sẽ hỏi anh có gì cho em làm không, đồng thời dành thời gian ngồi tại công ty học, sếp tôi rất cổ vũ điều này.
Theo tôi, phẩm chất đạo đức, sự trung thành, cống hiến là tốt, nhưng nó phải đi đôi với năng lực. Khi một người có tâm, có tín, tuy nhiên năng lực có hạn, thì sẽ trở thành gánh nặng đối với doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp hoặc là phải điều chuyển họ làm việc ở một vị trí thấp hơn, mức lương thấp hơn, hoặc là buộc phải sa thải họ. Nếu doanh nghiệp đang trên đà phát triển, hoặc tình hình tài chính bất ổn... và cần những người có năng lực thì những người này sẽ dễ bị sa thải.
Và theo tôi, nếu đứng ở vị trí người lao động thì tốt nhất vẫn là hiểu rõ năng lực của bản thân, vừa không tạo gánh nặng đối với doanh nghiệp, vừa có cơ sở để đòi hỏi sự đánh giá đúng năng lực và tinh thần gắn bó với công ty. Nếu doanh nghiệp đó chưa đáp ứng được những thứ mà bạn xứng đáng được nhận thì tốt nhất nên rời đi.
Tôi thất vọng vì sinh viên ra trường chê lương thấp 9 triệu đồng Tuổi 35 cam chịu lương một tháng không bằng làm thêm một ngày 'Chưa qua tuổi 55 tôi vẫn còn nhảy việc' Ba năm cống hiến lương chỉ tăng 10% Nhà tuyển dụng 'bật chế độ' nghi ngờ khi bạn tôi nhảy việc lương thấp hơn Mang tiếng vô ơn vì nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết Tôi thất vọng vì sinh viên ra trường chê lương thấp 9 triệu đồng Tuổi 35 cam chịu lương một tháng không bằng làm thêm một ngày 'Chưa qua tuổi 55 tôi vẫn còn nhảy việc' Ba năm cống hiến lương chỉ tăng 10% Nhà tuyển dụng 'bật chế độ' nghi ngờ khi bạn tôi nhảy việc lương thấp hơn Mang tiếng vô ơn vì nghỉ việc sau khi nhận thưởng Tết